Khẩu phần ăn ảnh hưởng đến dinh dưỡng của trẻ

0
671

Để khẩu phần ăn của trẻ cân đốvi à hợp lý cần có đủ đại diện của bốn nhóm thức ăn cơ bản với tỷ lệ cân đối và thích hợp [ 32].Kết quả nghiên cứu khẩu phần ăn của trẻ tại điểm điều tra được trình bày cho thấy khẩu phần ăn của trẻ chủ yếu là gạo và rau xanh. Vẫn biết các sản phẩm như thịt, cá, trứng, sữa là những sản phẩm rất tốt cho sự tăng trưởng của trẻ nhưng với những vùng nông thôn, nhất là nông thôn miền núi với tỷ lệ đói nghèo còn cao như tại điểm nghiên cứu thì không phải lúc nào cũng có tiền để mua hoặc có sẵn để mua. V ì vậy mà những thức ăn đó ít xuất hiện trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ. Bên cạnh đó, các thức ăn giàu đạm có nguồn gốc thực vật như đậu đỗ các loại là một loại thực phẩm rẻ tiền và cũng không phải là loại khan hiểm ở điểm nghiên cứu, nhưng số trẻ không bao giờ được ăn các loại đậu đỗ trong tuần cũng có tới 15%. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hải Anh ở Lào Cai [1] . Tuy nhiên các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa… và đậu đỗ các loại được các bà mẹ sử dụng trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so v ới kết quả nghiên cứu của Ngô Văn Tiến ở Đống Đa, Hà Nội [ 25].Do cơ cấu bữa ăn như vậy nên giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ ở nhóm trẻ SDD thấp hơn về số lượng và mất cân bằng hơnv ề cơ cấu chất lượng so với nhóm trẻ bình thường (bảng 3.9), thể hiện chủ yếu ở hàm lượng protit, năng lượng khẩu phần và hàm lượng Ca. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).Xét v ề tính cân đối giữa các chất sinh năng luợng (bảng 3.10) thấy rằng trong khẩu phần ăn của cả nhóm trẻ bình thường và nhóm trẻ SDD đều có ít lipit, năng lượng do lipit chỉ chiếm 10 – 11%, trong khi đó nhu cầu đề nghị là 15 – 25%, protit động vật/ protit tổng số cũng nghèo, chỉ đạt 0,33 – 0,35 sov ới nhu cầu đề nghị là 0,5. Như vậy, so với nhu cầu đề nghị của Viện Dinh dưỡng thì khẩu phần ăn của trẻ em ở điểm điều tra chủ yếu là đói năng lượng và đói protit động vật. Sự thiếu hụt này diễn ra ở cả nhóm bình thường và nhóm SDD, trong đó nhóm SDD thiếu hụt nhiều hơn.Đặc điểm khẩu phần dinh dưỡng luôn là mối quan tâm của nhiều tác giả khi đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em. Cơ cấu bữa ăn của trẻ em ở một số nước đang phát triển v à nông thôn V iệt Nam chủ yếu là chất bột dẫn tới khẩu phần ăn đói cả protit v à năng lượng là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ SDD. Kết quả nghiên cứu về khẩu phần ăn trẻ em của chúng tôi cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của một số tác giả như: Vũ Thị Thanh Hương, Phạm Văn Hoan [8], Phạm Ngọc Khái [9], Hồ Quang T rung [ 26] .Qua nghiên cứu này chúng tôi cho rằng v iệc tuyên truyền dinh dưỡng cho các bà mẹ v ề lựa chọn, chế biến thức ăn cho trẻ phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương là hết sức cần thiết và đặc biệt phải có những biện pháp can thiệp để nâng cao chất lượng khẩu phần cho trẻ không phải chỉ để phục hồi dinh dưỡng mà phải phòng SDD cho trẻ em ở cộng đồng.Các yếu tố nguy cơ của tình trạng suy dinh dưỡng nhẹ cân ở trẻ em

Yếu tố kinh tế văn hoá xã hội và gia đìnhYếu tố kinh tế hộ gia đình phản ánh sự đáp ứng đủ hay không đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ và các nhu cầu khác. T rẻ em có quyền đựơc nuôi dưỡng và chăm sóc tốt nhất để có thể đạt tới chỉ số tối ưu về sức khoẻ và dinh dưỡng; người mẹ cũng có quyền được chăm sóc dinh dưỡng hợp lý và có quyền quyết định cách nuôi dưỡng trẻ một cách đúng đắn nhất. Những điều này đã được nêu trong” Tuyên ngôn về quyền trẻ em”. Tuy nhiên, v iệc thực hiện quyền đó còn nhiều hạn chế, trẻ em sống trong gia đình nghèo còn nhiều thiệt thòi trong v iệc được nuôi dưỡng tốt.Một số nghiên cứu thực hiện ở nhiều vùng khác nhau đều cho thấy thiếu lương thực hộ gia đình ảnh hưởng lớn đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ [ 32], [ 13]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhóm trẻ thuộc những gia đình nghèo có nguy cơ bị SDD nhẹ cân cao hơn nhóm trẻ mà gia đình đủ ăn là 1,69 lần và khi phân tích hồi qui logistic thì đây vẫn là yếu tố nguy cơ của tình trạng suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp v ới các nghiên cứu ở Lào Cai [ 1], ở Phú Bình, Thái Nguyên [ 23] . Nhiều nghiên cứu của các tác giả ở một số nước như: Odunayo S. I ở Nigeria [ 58] , Li Y ở T rung quốc [ 47] , Sungh M. B ở Ấn Độ [ 61], Kikafunda ở Uganda [ 47] đều đưa ra nhân định, thu nhập gia đình thấp là yếu tố nguy cơ đối với SDD trẻ em.Bên cạnh đó, một bộ phận gia đình không nghèo nhưng vẫn có trẻ bị suy dinh dưỡng, điều này gợi ý cho các phân tích về sử dụng thu nhập ở hộ gia đình cũng cần được quan tâm. Thực tế cho thấy rằng khẩu phần ăn của trẻ phụ thuộc vào khẩu phần ăn gia đình, ở những vùng có tỷ lệ suy dinh dưỡng trên dưới 60% thì thường có trên 50% hộ gia đình thiếu ăn và nguyên nhân trực tiếp dẫn đến SDD trẻ em là đói nghèo [4] . Như vậy, chương trình phòng chống SDD phải được xã hội hoá cao, gắn liền với chương trình xoá đói, giảm nghèo, xây dựng gia đình văn hoá mới (văn hoá nuôi con).