Học ngoại ngữ tốt hơn

0
1142

 

Tôi biết một vài người cho rằng mình “không có năng khiếu học các ngôn ngữ mới”.

Kiểu người này nếu bị “đày ải” trên một đất nước nào đó sẽ có thể nói được ngôn ngữ của chính đất nước này một cách trôi chảy chỉ sau vài năm. Vì thế, không cần phải phân vân về việc có hay không có năng khiếu. Tất cả chỉ phụ thuộc vào sự sẵn sàng.

Rất nhiều lần, vấn đề nằm ở sự sẵn sàng bỏ qua các lỗi đánh vần, phát âm hay các lỗi khác của chúng ta. Các lỗi sai này được “tiêu hóa” trong vốn từ vựng cá nhân của chúng ta và trở thành một thói quen. Như bố tôi chẳng hạn, ông không bao giờ học cách phát âm chính xác từ “Wednesday” vì từ này không được phát âm theo cách mà chúng ta đánh vần. Nếu chúng ta phát âm từ này theo đúng cách đánh vần của nó thì chúng ta phải nói: wed-nes-day. Nhưng thực tế, chúng ta lại phát âm là wens-day mà không đếm xỉa đến chữ “d”.

Bố tôi rất lười sửa các lỗi sai mà ông mắc phải. Tôi đảm bảo nếu ông tự nhận thấy được tầm quan tọng của sự chính xác thì ông sẽ nhanh chóng bỏ được chữ “d”.

Bạn hãy chú ý các câu sau: “Xã hội ngày nay quá tư sản” (bourgeois); “Mẹ nói rằng Aunt Sue làm được bánh Tarte Tatin ngon nhất”; “Lọ hoa đó không có hình dạng nhất định (amorphous)…”

Chắc chắn bạn đã gặp những câu như thế này. Nhưng hãy thật thà… Bạn có biết chúng thật sự có nghĩa gì không? Hãy nghĩ chúng trong một giây.

Thông điệp mà tôi muốn truyền đạt cho các bạn là nhiều từ vẫn vô nghĩa với chúng ta. Chúng ta không quên nghĩa của từ bourgeois nhưng chúng ta lại chưa bao giờ được biết về nghĩa thực của nó!!! Và kết quả là chúng ta cảm thấy lúng túng khi nhận ra rằng chúng ta không biết nghĩa của từ đó.

Một số người nói với chúng ta rằng thị trường Tây Âu đang trong giai đoạn đình trệ (stagnation). Tất nhiên chúng ta sẽ gật đầu và cố gắng tưởng tượng những gì anh ta nói. Chúng ta không bao giờ thừa nhận một thực tế rằng chúng ta không hề có manh mối nào về nghĩa của từ này. Và chắc chắn rằng chúng ta cũng không hỏi người bạn kia: “Anh nói đi, nghĩa của từ đình trệ là gì?” Chúng ta thật sự không muốn hỏi một câu hỏi cơ bản như vậy và biến mình thành một thằng ngốc, phải không?

Ở Mỹ, có một chương trình ti vi mà luôn hỏi trẻ em những câu hỏi dành cho người lớn. Một lần, phát thanh viên Art Linkleter đặt câu hỏi cho các em: “Các cháu có biết ai là người có uy tín (charisma) không?”

Các em có vẻ lúng túng, nhưng rồi các em bắt đầu nói ra những điều các em biết.

“Cháu nghĩ rằng bác của cháu có uy tín”, một em nói, “bây giờ bác ấy đang phải nằm viện trong hai tuần.”

“Bạn của mẹ cháu có uy tín”, một bé gái đáng yêu nói, “Nhưng cô ấy đã tống khứ nó đi rồi. Cháu không thể nhớ được loại dầu gội mà cô ấy dùng.”

“Ông hàng xóm nhà cháu có vài uy tín”, cậu bé thư ba khoe khoang, “nhưng chúng lại không nở hoa”.

Khi những đứa trẻ đáng yêu nói những câu này, chúng ta sẽ cảm thấy buồn cười, nhưng khi chúng ta cũng nói những câu này thì…tất cả những ấn tượng tốt đẹp chúng ta đã gây dựng được đều bị tiêu tan.

Vì vậy, nếu bạn muốn nhớ các từ ngữ để sử dụng chúng thì trước hết cần chắc chắn rằng bạn hiểu được nghĩa của chúng.

Thực tế, bạn nên tạo cho mình một thói quen. Hãy học từ mới hàng ngày. Khi bạn đọc được một từ mới nào đó thì hãy sử dụng nó thường xuyên. Đặt câu với nó. Sử dụng những từ này khi nói chuyện với một người bạn. Tất cả những điều này để lại một ấn tượng rất tốt như thể mang đến sự sống cho các từ này. Như chúng ta đã nói, ngôn ngữ là sự luyện tập sinh động. Càng sử dụng nhiều từ mới thì bạn càng nhanh chóng khiến chúng trở thành một phần không thể thiếu trong vốn từ điển của bạn.