Bạn có thường xuyên bị stress không? Làm cách nào để xử lý chúng khi bạn vẫn còn quá nhiều việc phải làm?

0
516

Vâng, ai trong chúng ta cũng sẽ có những ngày cảm thấy căng thẳng khủng khiếp vì công việc hoặc suy sụp về tinh thần. Khi đó bạn sẽ vô cùng mệt mỏi, lo âu, kiệt sức, và bạn cần 1 động lực, 1 lời khuyên cho sự giải phóng về tinh thần khỏi tất cả những rắc rối đó. Và các chuyên gia khuyên rằng: hãy thử tất cả các cách có thể đi!

 

Căng thẳng về tinh thần có thể hoành hoành bạn trong nhiều ngày
 

Sự dồn dập quá nhiều thứ phải làm trong đầu có tác động tiêu cực cho sức khỏe; vì thế trong những lúc này bạn cần nên phục hồi năng lượng của mình. Nếu bạn không để đầu óc mình thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý, bạn chắc chắn sẽ không thể nào sáng suốt, linh hoạt và minh mẫn như lúc bình thường được.

Đối với những người có trách nhiệm, công việc còn tồn đọng sẽ không khi nào thôi ám ảnh họ. Vậy làm thế nào để họ có cảm giác yên ổn, không day dứt và thư giãn để giảm thiểu tâm lý căng thẳng, lo âu quá độ? Brandon M.Smith đã gợi ý 1 phương pháp trị liệu trong chuyên mục the Workplace Therapist như sau: mỗi khi bạn cảm thấy lo âu quá độ. Hãy nói : "Không sao, mọi chuyện vẫn ổn!" với những trường hợp dưới đây:

1. Bạn không ngủ ngon hay không ngủ được bởi vì bạn có nhiều việc phải hoàn thành nhanh chóng.

2. Bạn nghĩ về những căng thẳng xảy ra trong tuần trước.

3. Bạn cãi nhau với bạn trai, chồng hoặc vợ bạn, những đứa con hoặc đồng nghiệp.

4. Bạn muốn thờ ơ, không quan tâm tới công việc của mình nữa.

Và sau đây là cách để xóa tan những ý nghĩ ấy:

Cố gắng sắp xếp ngày nghỉ (có thể là vào thứ 6), và nhớ nên xin trước 1 tuần. Đột ngột xin nghỉ phép có thể khiến công việc đùn đẩy lên những người khác, và có lẽ bạn sẽ không muốn đẩy việc làm của mình vào tình thế nguy hiểm (ý tôi nói là nguy cơ bị cho thôi việc đấy!). Đôi khi, 1 ngày là không đủ, vì thế hãy dành ra ngày cuối tuần để đầu óc thư giãn, thảnh thơi. Như thế, chứng căng thẳng của bạn mới dễ dàng khỏi hơn.

Đừng mách với sếp là bạn đang bị lo âu quá độ. Cô ấy (anh ấy) sẽ cảm thấy không vui vì cho rằng bạn đang muốn lười biếng, trốn tránh khi mà công việc vẫn còn chất đống. Thay vào đó, hãy nói rằng bạn có những vấn đề cá nhân quan trọng cần phải giải quyết. Thật đấy! Hãy tránh nói rằng mình đang bệnh, vì bạn sẽ không tài nào kham nổi những công việc còn tồn đọng vào những ngày kế tiếp được đâu. Thêm vào đó, sếp của bạn sẽ cho rằng "Nghỉ vì bệnh" đồng nghĩa với việc bạn đang kiếm cơ hội việc làm ở 1 công ty khác đấy!

Sử dụng ngày nghỉ của bạn 1 cách khôn ngoan. Tốt nhất là bạn đừng nên lãng phí thời gian ngồi than vãn trên Facebook hoặc Twitter về việc bạn đang lo âu quá độ. Hãy làm những việc khiến bạn thấy tinh thần phấn chấn hơn: như nghe nhạc, đọc sách, ngủ nhiều hơn 1 chút, đi dạo xung quanh. Nếu bạn phải làm việc, cũng được thôi- nhưng hãy hạn chế nhé, hãy chỉ làm những việc nhẹ nhàng như: kiểm tra thư từ (cứ 45 phút kiểm tra 1 lần chứ không phải cứ 45 giây) , tắt các thiết bị liên lạc trong vài giờ. Và, cứ hoàn thành những việc cần làm khi nào bạn cảm thấy đã đủ khỏe.

Nhớ rằng bạn không phải là người duy nhất bị triệu chứng rối loạn lo âu. Nghĩ như thế này sẽ giúp bạn giảm cảm giác bứt rứt kéo dài: 1 bài nghiên cứu đã chỉ ra: 82% nhân viên thừa nhận hay bị chứng rối loạn lo âu hoành hoành.

Tốt rồi, đây sẽ là lần cuối cùng bạn than van về chứng rối loạn lo âu của mình nhé! Làm sao để biết mình đang ở trong tình trạng ấy nhỉ?

Ảnh: Thinkstock

Quảng cáo