Tìm hiểu giai đoạn phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu

0
3019
Tìm hiểu giai đoạn phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu

3 tháng đầu thai kì là giai đoạn phát triển của thai nhi và hình thành những bộ phận cần thiết trong cơ thể. Tuy nhiên mẹ không thể nhìn trực tiếp con yêu của mình, vì vậy những thông tin nho nhỏ sau đây sẽ giúp mẹ biết con yêu của mình phát triển như thế nào trong cơ thể mẹ

Tình trạng phát triển của phôi thai khi mang thai tháng đầu tiên (0 đến 3 tuần)

Sự phát triển của thai nhi tháng đầu tiên

Trong tháng đầu tiên mang thai, tốc độ phát triển của thai nhi nhanh hơn bất cứ thời kỳ nào trong suốt cuộc đời, nó lớn hơn so với lúc thụ thai tới hàng vạn lần.

Khi được 1 tuần, phôi thai lớn khoảng 0,2mm, mầm phôi là do trứng được thụ tinh hình thành nên.

Mầm phôi trong 2 tuần chưa thể nhìn thấy hình tim, nhưng đến tuần thứ 3 thì tim đã bắt đầu đập. Tuần thứ 3 hình thù ban đầu của não và tủy sống bắt đầu xuất hiện. Mầm phôi bắt đầu lớn lên, phát triển thành dạng hình ống tròn, đầu đuôi cong lại hướng vào bụng, có đuôi dài. Lỗ thần kinh nguyên thủy đã khép kín, bóng não hình thành (sau này phát triển thành đại não), xuất hiện ruột nguyên thủy (sau này phát triển thành các cơ quan nội tạng), cuống rốn nối liền với cơ thể mẹ bắt đầu phát triển.

Tiếp theo, mắt, tai, mũi, miệng và hàm dần dần xuất hiện, tuần hoàn máu hình thành, hình thức ban đầu của nhau thai cũng được hình thành, thai nhi đã có thể cựa nhẹ. Lúc này chiều dài của mầm phôi đã đạt 0,5~1cm, thể trọng tăng đến khoảng 0,5~1g.

 

 

Nhắc nhở

Trong thời gian 1 tháng, vẫn chưa thể xác định chính xác là có hay chưa có bầu, nhưng để an toàn, nên coi như đang có thai, chú ý trong ăn uống và sinh hoạt.

Lời khuyên của Bác sỹ

Trong thời gian này, phụ nữ có thai chưa thể nhận biết được sự thay đổi trong cơ thể, chỉ khi đến kỳ kinh sau vẩn chưa thấy kinh nguyệt mới bắt đầu nghĩ rằng mình có thai, lúc này nên đến bệnh viện để kiểm tra xem có chính xác không.

Tình trạng phát triển của thai nhi trong tháng mang thai thứ hai (từ 4 đến 7 tuần)

Giai đoạn phát triển của thai nhi tháng thứ 2

Giai đoạn phát triển của thai nhi ở tháng thứ 2 sẽ là thời kỳ trước phân hóa (trứng được thụ tinh hình thành phôi thai) đến thời kỳ phân hóa (thời kỳ hình thành các bộ máy cơ thể). Sau khi thụ tinh, từ 15 đến 56 ngày là thời kỳ bộ máy phôi thai hình thành và phân hóa cao độ. Biểu hiện như sau:

Khi được 5 tuần, đầu to nhưng mềm nhũn chúc xuống phía dưới, đã manh nha thấy hình tay, chân và khấu đuôi.

Khi được 7 tuần, đầu, mình, tay chân bắt đầu có sự khu biệt, khấu đuôi ngắn dần. Phôi thai dường như đã có hình người. Não, tủy sống, mắt, cơ quan thính giác, tim, dạ dày, ruột, gan bắt đầu có kết cấu, do tim, gan, đường tiêu hóa phát triển nên phần bụng của phôi thai phình to; Mắt xuất hiện đường viền, mũi phình ra, tai ngoài bắt đầu có nếp nhăn nhỏ, khuôn mặt đã giống người; Cơ quan sinh dục bên trong và bên ngoài cơ bản đã có thể nhận biết, nhưng vẫn chưa thể nhận rõ được là nam hay nữ.

Nhau thai và màng lông mao cấu thành bao túi hai tầng bên trong chứa đầy nước ối, phôi thai nằm hoàn toàn trong nước ối, có thể tự do chuyển động. Tử cung cỡ như nắm tay, rất mềm mại.

Đến cuối tuần thứ 7, chiều dài phôi thai đã được 2~3cm, cân nặng khoảng 3~4g. Phần đầu chiếm khoảng một nửa tổng chiều dài toàn cơ thể.

Nhắc nhở

Phụ nữ mang thai sẽ thấy vú to ra, chạm nhẹ vào vú hoặc đầu vú có cảm giác đau, đầu vú và quầng vú dần thâm lại, những dấu hiệu này có thể giúp người phụ nữ nhận biết được có thể mình đã có thai.

Lời khuyên của Bác sỹ

Chú ý những vấn đề sau: bắt đầu xuất hiện phản ứng mang thai, có cảm giác buồn nôn, ghét thức ăn có dầu mỡ, cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ.

Tình trạng phát triển của thai nhi khi mang thai tháng thứ 3 (từ 8 đến 11 tuần)

Giai đoạn phát triển của thai nhi ở tháng thứ 3

Giai đoạn phát triển của thai nhi ở tháng thứ 3 là sự hình thành rõ ràng về các cơ quan trong cơ thể. Thai nhi đã nặng 40g, dài khoảng 9-10 cm. Toàn bộ cơ thể nổi bật lên phần đầu rất lớn, dường như chiếm phần nhiều chiều dài của thai nhi. Thai nhi đã có móng tay, móng chân, có mắt nhưng vẫn nhắm nghiền, đã có môi và mũi nhô lên.

Da của thai nhi vẫn trong suốt, vì thế có thể nhìn xuyên qua da thấy tim, gan, xương và mạch máu dưới da đang hình thành, dạ dày, ruột phát triển hơn. Lúc này, thai nhi tự hình thành nên hệ tuần hoàn máu, thận cũng bắt đầu phát triển; có ống dẫn nước tiểu; xương và các khớp xương đang trong quá trình phát triển. Cơ quan sinh dục ngoài đã phân hóa xong, có thể nhận rõ giới tính của thai nhi.

Lúc này, tứ chi của thai nhi đã có thể hoạt động tự do trong nước ối, có lúc chân phải và chân trái còn có thể thay nhau làm động tác co duỗi, hai tay có thể duỗi thẳng lên mặt, điều này chứng tỏ tủy sống và trung khu thần kinh đã rất phát triển.

Nhắc nhở

Việc ăn uống của phụ nữ mang thai lúc này không cần về số lượng mà cần về chất lượng, nên ăn nhiều hơn những thức ăn bổ sung chất sắt và có lợi cho sự phát triển của não thai nhi.

Lời khuyên của Bác sỹ

Mang thai tháng thứ 3 trước khoảng hai tuần, tức là khoảng tuần thứ 8tuần thứ 9, là giai đoạn xuất hiện phản ứng mang thai nghiêm trọng nhất, trọng lượng cơ thể cũng bị giảm, cho nên chị em phải nghĩ cách để bổ sung dinh dưỡng nhiều hơn.

Tóm lại, 3 tháng đầu thai kỳ, nhất là đối với các mẹ lần đầu mang thai thật lạ lẫm và đầy lo âu. Giai đoạn phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu cũng mang đến sự thay đổi lớn trong cơ thể mẹ. Nghén, thèm hoặc kén ăn là những trải nghiệm của hầu hết ở các mẹ nhưng không giống nhau ở mỗi người. Vì vậy, chế độ dinh dưỡng của các bà mẹ cũng khác nhau, tuy nhiên phải đảm bảo đầy đủ chất mẹ nhé!

Để hiểu hơn về sự phát triển của thai nhi trong suốt thai kỳ cũng như những lưu ý dành cho mẹ bầu, các bạn có thể tham khảo trên web 2Mom.