Tiêm phòng vắc-xin và tránh để cơ thể nhiễm khuẩn trước và khi mang thai

0
785

Mắc một số nhiễm khuẩn và virus vào thời điểm sớm của thai kỳ có thể gây ra khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi. Một số nhiễm khuẩn khác làm tăng nguy cơ biến chứng của thai nghén và khi đẻ. Chính vì thế điều nên làm là bạn cần bảo đảm mình có thể miễn dịch bằng cách tiêm vắc-xin.

các vắc-xin là an toàn khi mang thai, tuy nhiên tốt nhất vẫn nên sử dụng trước khi có thai

Phụ nữ trước và khi mang thai tránh chủ quan bỏ qua tiêm phòng vắc-xin

Rất nhiều người trong chúng ta không giữ lại những giấy tờ ghi nhận về vắc-xin đã được tiêm từ nhỏ bởi ít nghĩ rằng chúng có thể giúp ích được việc tái tiêm, tuy nhiên nếu bạn không thề nhớ mình đã dùng những vắc- xin nào, bạn có thể tiêm hay uống lại để tái tạo miễn dịch. Các vắc-xin quan trọng nhất bao gồm sởi, sởi Đức (Rubella), quai bị, uốn ván, bạch hầu, thủy đậu và viêm gan.

Đến nay, các cơ sở chăm sóc sản phụ khoa toàn quốc chỉ cung cấp và tiêm vắc-xin uốn ván, như vậy là không đủ và bạn nên tối các trung tâm y tế dự phòng và dịch tễ để được đáp ứng nhu cầu. Hầu hết các vắc-xin là an toàn khi mang thai, tuy nhiên tốt nhất vẫn nên sử dụng trước khi có thai.

Những khuyến cáo an toàn cho sử dụng vắc-xin

– Sởi, sởi Đức (Rubella), quai bị: Nên tiêm trước khi có thai 3 tháng (nếu chưa tiêm bao giờ).

– Thủy đậu: Trước khi có thai 1 tháng là đủ an toàn.

– Bạch hầu – Uốn ván nhắc lại (mỗi 10 năm một lần).

– Viêm gan A và B, cúm và viêm phổi có thể tiêm khi có thai.

Nhiễm cúm và những hiểu lầm đáng tiếc

Một hiểu lầm rất phổ biến hiện tại cho cả các y bác sỹ chuyên ngành và các sản phụ ở Việt Nam là nhiễm cúm khi mang thai có thể gây ra khuyết tật ở thai nhi. Hiểu lầm này đã gây ra nhiều phá thai đáng tiếc kể cả khi thai lớn. Trên thực tế, nhiễm cúm hầu như không làm tăng nguy cơ khuyết tật thai nhi, tỷ lệ vô cùng thấp so với nhiễm Rubella, không cao đáng kể hơn so với người không nhiễm.

Nguy hiểm nhất của nhiễm cúm là có thể gây ra biến chứng viêm phổi nặng. Nếu bạn nhiễm cúm và không trải qua điều trị đặc biệt, thai nhi vẫn an toàn.

Nếu bạn nhiễm cúm và không trải qua điều trị đặc biệt, thai nhi vẫn an toàn

Tiêm phòng và xét nghiệm các bệnh lây qua đường tình dục

Các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng rất đáng lưu ý bởi có thể nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Những bệnh chính bao gồm giang mai, lậu, herpes, Chlamydia, trùng roi và HIV.

Nên ghi nhớ rằng, rất nhiều bệnh lây truyền qua đường tình dục có triệu chứng khó nhận biết. Nếu bạn nghĩ mình có nguy cơ cao, ví dụ do có nhiều bạn tình cùng lúc hoặc quan hệ với người nghi nhiễm, hoặc bạn có những triệu chứng nghi ngờ, hãy đến bệnh viện để xét nghiệm chẩn đoán.

Cần xét nghiệm cả bạn lẫn bạn tình: Khi xét nghiệm cho biết bạn hoặc bạn tình có bệnh, cần phải điều trị cả hai cho tới lúc ổn định rồi hãy có thai. Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục không có điều trị hiện tại bao gồm herpes, viêm gan B, hay HIV.

Khi bạn mang thai, cần có bác sỹ chuyên khoa theo dõi đặc biệt để giảm nguy cơ cho thai nhi và mẹ khi sinh. Riêng với nhiễm HIV, việc có thai cần được tư vấn kỹ càng, chế độ chăm sóc càng đặc biệt hơn và nhiều thuốc có thể dùng để giảm bớt nguy cơ lây nhiễm từ mẹ sang con.

Chúc các mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh!

Tham khảo thêm bài viết được nhiều người quan tâm về chủ đề sữa dành cho phụ nữ mang thai:

– Nên uống sữa bầu khi nào?

– Sữa dành cho bà bầu 3 tháng đầu