Những sản phụ nhiều tuổi thường có các mối lo ngại rằng tuổi tác sẽ có ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và thai nhi. Tuy nhiên, đến hiện tại, mốc tuổi được coi là cao là 35, đặc biệt với con so, thực chất cũng mang tính tương đối.
Nhiều sản phụ có thai khi tuổi đã cao và đối với họ kiểm tra trước khi mang thai càng quan trọng bởi để hạn chế gặp phải các nguy cơ có thể kèm theo như:
1. Khả năng thụ thai giảm
Khả năng thụ thai của phụ nữ bắt đầu giảm từ khi 30 tuổi. Có 2 lý do: Thứ nhất là quá trình rụng trứng trở nên thưa hơn, thứ hai là trứng trên những người phụ nữ nhiều tuổi cũng khó thụ thai hơn so với người phụ nữ trẻ. Bên cạnh đó nguy cơ tắc vòi trứng và lạc nội mạc tử cung cũng tăng lên cùng tuổi tác khiến cho khả năng thụ thai giảm đi.
2. Khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi
Nhiều nguy cơ mà thai nhi phải đối mặt như dị tật các bộ phận, bệnh bẩm sinh do biến đổi gen và hội hứng Down và một số bệnh khác do nhiễm sắc thể thừa gây ra.
Theo thống kê thì nguy cơ thai nhi mắc khuyết tật nhiễm sắc thể bẩm sinh ở người phụ nữ 20 tuổi là 1,9 trên 1.000 thai nhi, ở người phụ nữ 35 tuổi là 5,2, và ở người 40 tuổi là 15,2 trên 1.000 thai nhi.
Trong hầu hết các trường hợp, những phụ nữ trên 35 tuổi khi mang thai nên được xét nghiệm các rối loạn gen và tầm soát sớm về khuyết tật bẩm sinh
3. Các nguy cơ sức khỏe và thai nghén
Sản phụ càng lớn tuổi, nguy cơ của các bệnh lý như tiểu đường hay cao huyết áp, u xơ tử dung.. khi mang thai càng tăng. Nguy cơ của những biến chứng từ các bệnh lý này cũng nhiều hơn so với các sản phụ trẻ tuổi hơn có cùng bệnh lý.
Ngoài ra, tỷ lệ tử vong ở sản phụ lớn tuổi cũng ca hơn ( với người độ tuổi 27 thì tỉ lệ là 7,8/100, với phụ nữ độ tuổi 40-44 thì con số này lên đến 27/100), hay sau sinh có thể gặp những biến chứng như nghẽn mạch phổi, viêm tinh mạch. Vì thế, quá trình theo dõi, chăm sóc cũng kỹ lưỡng hơn kể cả quá trình mang thai cũng như khi sinh đẻ.
4. Nguy cơ sảy thai cao
Những con số thống kê đã cho biết rằng các trường hợp sảy thai xảy ra với phụ nữ dưới độ tuổi 35 chỉ gần 15%, tuy nhiên ở độ tuổi từ 35-37 thì nguy cơ tăng lên đến 25% và với phụ nữ độ tuổi trên 40 thì con số này là 40%.
5. Gặp nhiều khó khăn khi chuyển dạ
Thật khó tránh khỏi việc chuyển dạ khó khăn khi đã lớn tuổi mà mẹ vẫn muốn sinh con, khi ấy chắc chắn sản phụ cần phải hỗ trợ những biện pháp sinh sản như: thúc chuyển dạ, gây tê màng cứng, đẻ mổ…
Các mẹ bầu hãy cân nhắc thật kỹ trước khi mang thai hoặc nếu đang có em bé khi đã lớn tuổi, hãy lên kế hoạch chăm sóc sức khỏe bản thân và thai nhi theo hướng dẫn kỹ lưỡng của bác sĩ cũng như tự xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý nhé!